Lịch sử Trường_Đại_học_Lao_động_Cộng_sản_Phương_Đông

Manabendra Nath Roy, Nhà cách mạng chủ nghĩa quốc gia người Ấn ĐộHồ Chí MinhĐặng Tiểu BìnhTưởng Kinh Quốc, Tổng thống Đài Loan, 1978–1988

Trường Đại học Lao động Cộng sản Phương Đông được thành lập năm 1921 ở Moscow bởi Quốc tế Cộng sản như một trường đại học kĩ thuật cho các cán bộ cộng sản từ các nước vùng rìa Liên Xô, mặc dù vậy nó cũng đã nhận các sinh viên từ các nước Ả rập, châu Phi, và Đông và Bắc Á..[1] Trường chính thức mở cửa vào 21 tháng Mười 1921. Nó hoạt động với chức năng tương tự Trường Quốc tế Lenin, nơi chủ yếu chấp nhận các sinh viên từ châu Âu và châu Mĩ. Nó được lãnh đạo trong những năm đầu bởi Grigory Broydo, sau là Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Tajikistan.[1][2] Chương trình giảng dạy bao gồm các chủ đề lý thuyết và thực hành, bao gồm lý thuyết Mác xít, tuyên truyền và tổ chức đảng, luật pháp và quản trị, lý thuyết và chiến thuật của cách mạng vô sản, các vấn đề của xây dựng chủ nghĩa xã hội, và tổ chức công đoàn.

Từ mùa Hè 1922 trường đã có các chi nhánh ở Baku ( trong Azerbaijan), Irkutsk(trong Siberia, Nga), và Tashkent (trong Uzbekistan). Trường đã xuất bản Cách mạng phương Đông ((Революционный Восток, Revoliutsionnyi Vostok). Trong số những người được dạy, đó là Hồ Chí Minh, Anatoly Lunacharsky, Leonid Krasin, Mikhail Pokrovsky, Khalid Bakdash, Igor Reisner, và Boris Shumyatsky.

Trong năm 1928, Bộ ngoại giao Nhật Bản ước tính rằng khoảng 1000 sinh viên quốc tế đã học tại trường, và có 400 sinh viên người Trung Quốc đã học tại đây là nhóm lớn nhất, sau đó là khoảng 350 người dân tộc thiểu số thuộc Liên Xô, và khoảng 30 tới 40 người Nhật. Liên Xô đã mời sinh viên thuộc tầng lớp lao động Nhật tới học mà không được sự cho phép của chính phủ Nhật. Các sinh viên học dưới sự sự điều hành của Sadaki Takahashi và Keizo Yamamoto, bên cạnh một số giáo viên người Nga. Sinh viên Nhật đã học kinh tế, lịch sử của cách mạng thế giới, Chủ nghĩa Lenin, triết học, lý thuyết liên đoàn lao động, và nghiên cứu Nhật Bản. Kyuichi Tokuda, một thành viên của Đảng Cộng sản Nhật Bản, đã có công trong việc tuyển dụng và gửi những lao động Nhật Bản tới trường thông qua Thượng Hải và Vladivostok. [3]

Trường đã đóng cửa vào những cuối những năm thập kỉ 1930. Nhiệm vụ của nó được chuyển thành nhỏ hơn, những viện địa phương trong các nước cộng hòa Liên Xô.

Liên quan

Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam Trường Đại học Ngoại thương Trường Trung học phổ thông chuyên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Trường Chinh Trường Đại học Duy Tân Trường Đại học Cần Thơ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai